Rate this post

Không biết nghề dệt vải thổ cẩm Sapa có từ bao giờ nhưng vải thổ cẩm chính là di sản, là tinh hoa của nghề dệt may thủ công truyền thống lâu đời tại Việt Nam. Hiện vải thổ cẩm đang được bảo tổn, quảng bá bởi các đồng bào dân tộc thiểu số ở Sapa trải qua nhiều thế hệ. Vải thổ cẩm Sapa chính là kết tinh của sự khéo léo, bàn tay, trí tuệ của người phụ nữ nơi đây và mang một ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của họ vừa để trang trí, tô điểm cho sắc đẹp, vừa là vật kỷ vật của tình yêu, trong ngày cưới của các đôi trai gái. Hãy cùng Nghereviewer tìm hiểu nhé!

Vải thổ cẩm Sapa
Vải thổ cẩm Sapa

Giới thiệu chung về vải thổ cẩm Sapa

Một trong những nghề truyền thống lâu đời mang âm hưởng núi rừng Tây Bắc và khá phát triển trong cộng đồng dân tộc ít người chính là nghề dệt thổ cẩm Sapa. Hình ảnh những người phụ nữ ngồi mải mê bên khung cửi, lặng lẽ dệt nên những tấm vải thổ cẩm rực rỡ sắc màu đã in sâu trong tâm trí những lữ khách khi đến du lịch Sapa. 

Ở nơi đây, khi đến tuổi lấy chồng, người con gái bắt buộc phải biết thêu thùa và dệt vải. Điều này chính là chuẩn mực để đánh giá một cô gái trước khi về nhà chồng. Mỗi một cô gái dân tộc tựa như một nghệ nhân tài hoa với đôi tay thoăn thoắt kéo sợi theo nhịp thoi đưa dệt nên những tấm vải có hoa văn rực rỡ. Chúng thể hiện sự khéo léo và là của hồi môn của người con gái khi về nhà chồng. 

  • Vải thổ Cẩm là gì?

Vải thổ cẩm là gì?
Vải thổ cẩm là gì?

Thổ cẩm là loại vải được dệt thủ công với những họa tiết nổi trên bề mặt, đa dạng sắc màu và giàu họa tiết vùng miền như chim muông, hoa lá, cỏ cây… tạo nên từ những tấm vải thổ cẩm đẹp mắt. Chất liệu thổ cẩm vì thế được xem là biểu tượng thể hiện đời sống văn hóa và tinh thần của các dân tộc thiểu số. Mỗi loại vải thổ cẩm đều mang một nét văn hóa riêng, gắn liền với thuần phong mỹ tục của nơi sản xuất ra nó. Để ra thành phẩm, thổ cẩm phải trải qua nhiều công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của người dệt.

Đặc điểm của vải thổ cẩm

Mỗi tấm vải thổ cẩm đều là một tác phẩm nghệ thuật. Nó được chế tác vô cùng tỉ mỉ và công phu.

1.Nguyên liệu

Sợi lanh là một trong những nguyên liệu dệt vải thổ cẩm
Sợi lanh là một trong những nguyên liệu dệt vải thổ cẩm

Vải Thổ cẩm được dệt từ sợi cây lanh, gai hoặc bông. Nguyên liệu chính để dệt vải là Bông. Sau khi thu hoạch, bông vải được đánh tơi xốp rồi kéo thành sợi. Một vài dân tộc còn khai thác các chất liệu sẵn có trong tự nhiên khác như cây sui (vỏ cây sui) để kéo thành sợi và tạo nên các sản phẩm phong phú khác nhau.

2.Họa tiết

Tùy vào từng dân tộc và đặc trưng vùng miền mà các họa tiết được dệt trên vải sẽ có sự biến hóa khác nhau với nét tỉ mỉ trong từng thớ vải cùng màu sắc các họa tiết rực rỡ… tạo cảm giác hoang sơ huyền bí cũng như thể hiện quan niệm, nhân sinh quan của từng dân tộc.

  • Người Dao: Phần lớn dân tộc Dao nhuộm vải thổ cẩm bằng màu đỏ sáng kết hợp thêu hoa văn màu xanh sẫm trông rất trang nhã.
  • Người H’Mông: Thêu hoa văn hình chữ thập, hình thoi hoặc hình tam giác.
  • Người Nùng: Màu sắc sặc sỡ, đặc biệt màu của phần tay áo và đuôi áo khác với thân áo.
  • Người Thái: Sử dụng các màu chủ đạo như trắng, đỏ, vàng, xanh lá, tím,…tạo ấn tượng thị giác cùng họa tiết đối xứng nhau phản ánh về vũ trụ, triết lý âm dương,…
  • Người Tày: Sắp xếp các hoa văn hình thoi màu sẫm trên nền trắng.
  • Người Bana: Màu sắc chủ đạo của thổ cẩm Bana là đen, đỏ và trắng.
  • Người H’Rê: Những hoa văn theo mô típ hình học kết thành những ô nối tiếp nhau, hoa văn đường thẳng, đường lượn sóng được nhuộm màu đỏ và đen.
  • Người Lô Lô: Sử dụng kỹ thuật chắp vá các mẫu vải có màu sặc sỡ với bố cục rõ ràng lên nền vải đen.

3.Màu nhuộm

Màu nhuộn vải đều được sử dụng hoàn toàn từ các nguyên liệu thiên nhiên như cây tràm, cây nghệ, …không chút pha trộn của màu hóa học. Vì vậy những tấm vải khi được nhuộm lên có nhược điểm là cứng, hơi thô và rất dễ bị bay màu.

  • Màu đen: Hỗn hợp của lá chàm hoặc loại lá có màu xanh sẫm ngâm với bùn tươi.
  • Màu tím: Bắp cải tím, củ dền…
  • Màu xanh lam: Vỏ nướng của các loại ốc sống ở suối hòa với nước vôi trong, lá Krum hoặc lá chàm.
  • Màu đỏ: Từ cây Krung cổ thụ.
  • Màu nâu đỏ: Hỗn hợp đun sôi của vỏ cây, giấm và phèn chua. Sợi dệt nhuộm ở nhiệt độ 800ºC.
  • Màu vàng: Từ củ nghệ hay bột khoáng chất hùng hoàng từ đất.

Quy trình dệt vải thổ cẩm Sapa

Sản phẩm vải thổ cẩm tinh xảo phải trải qua quy trình dệt công phu
Sản phẩm vải thổ cẩm tinh xảo phải trải qua quy trình dệt công phu

Một sản phẩm vải thổ cẩm tinh xảo phải trải qua nhiều công đoạn, yêu cầu sự tỉ mỉ và công phu.

  1. Vô rừng kiếm cây đem về, phơi khô, tách lấy vỏ sao cho đều mảnh.
  2. Những bó vỏ cuộn lại, giã đánh bong hết sợi chỉ, còn sợi dai.
  3. Luộc sợi dai qua vài lần nước tro bếp và 1 lần nước sáp ong.
  4. Yêu cầu luộc sợi trắng và mềm. 
  5. Kéo sợi rồi dệt vải qua một trong hai loại khung: khung dệt dạng tấm (Dệt ra khăn, áo,…) và khung dệt dạng dải (dệt ra dây lưng, ca-vát,…)
  6. Tấm vải dệt xong sẽ trải qua công đoạn giặt đi giặt lại nhiều lần cho đạt độ trắng. 
  7. Tấm vải được trải trên khúc gỗ tròn, được trượt qua trượt lại bằng một phiến đá sáp ong sao cho có độ phẳng đạt theo tiêu chuẩn mong muốn thì dừng lại. 

Lưu ý: Độ chặt – lỏng, cứng – mềm phụ thuộc vào ý thích của người dệt. Một khâu quan trọng, đòi hỏi sự nhẫn nại, đó là quá trình nhuộm màu vải thổ cẩm, để được đúng màu sắc theo ý muốn, không bị lem…

Vải thổ cẩm Sapa món quà ý nghĩa độc đáo

Từ xa xưa, nghề dệt thổ cẩm Sapa chủ yếu phục vụ nhu cầu sinh hoạt thường ngày của đồng bào dân tộc thiểu số. Sau khi du lịch Sapa phát triển, sản phẩm vải thổ cẩm dần trở thành món quà độc đáo, thu hút mọi du khách và tạo nguồn thu nhập cho người dân nơi đây.

Vải thổ cẩm Sapa món quà ý nghĩa độc đáo
Vải thổ cẩm Sapa món quà ý nghĩa độc đáo

Bằng sự kỳ công và tinh xảo nên bất cứ sản phẩm thổ cẩm Sapa nào cũng được nhiều du khách tin tưởng, lựa chọn và mua một vài món về làm quà tặng cho người thân và bạn bè. Những bản làng nổi tiếng về nghề dệt thổ cẩm ở Sapa, đó là bản Tả Phìn, bản Cát Cát, bản Tả Van…

Một số loại vải thổ cẩm 

Sau đây,  Nghereviewer sẽ giới thiệu tới các bạn các đặc trưng của vải thổ cẩm ở một số dân tộc tại Sapa:

1.Vải thổ cẩm của người Dao

Vải thổ cẩm của người Dao
Vải thổ cẩm của người Dao

Người Dao chủ yếu dùng cây lanh để dệt thổ cẩm. Sau khi trải qua những công đoạn cầu kỳ nhiều công sức và tỉ mỉ nhất là thêu hoa văn trang trí sẽ cho ra đời những sản phẩm thổ cẩm vô cùng tinh tế rực rỡ với gam màu chủ đạo là đỏ tươi. Kỹ thuật thêu thoáng lộ nền đen, nền chàm trong họa tiết giúp làm giảm độ chói của màu nguyên bản.

2.Vải thổ cẩm của người Thái

Vải thổ cẩm của người Thái
Vải thổ cẩm của người Thái

Được ví von tựa như bức tranh hoàn hảo của thiên nhiên, thổ cẩm của người Thái vô cùng đặc sắc với hoa văn, họa tiết khác nhau được thể hiện sống động trên nền thổ cẩm cùng gam màu chủ đạo trên vải thổ cẩm như xanh lá, đỏ, hồng, trắng và vàng.

3. Vải thổ cẩm của người Mường

Vải thổ cẩm của người Mường
Vải thổ cẩm của người Mường

Thổ cẩm của người Mường gợi nhớ ngay tới sự độc đáo, đa dạng với hoa văn trang trí trống đồng. Theo thống kê có tới 40 mô tuýt hoa văn trên cạp váy của người Mường, chủ yếu là tống đồng Đông Sơn.

4.Vải thổ cẩm của người Mông

Thổ cẩm của người Mông
Thổ cẩm của người Mông

Người Mông không sử dụng bông vải để dệt thổ cẩm mà dùng từ vỏ cây lanh thô ráp. Trải qua 41 công đoạn đã cho ra đời những tấm thổ cẩm mềm mại, rực rỡ. Công phu nhất  chính là khâu vẽ sáp lên vải trước khi nhuộm . Đây là tuyệt kỹ thổ cẩm của người Mông vì vải dính sáp sẽ không thấm màu khi nhuộm tạo ra các hoa văn rất đặc biệt kết hợp màu sắc chủ yếu là xanh, đỏ, tím, vàng trên nền vải lanh đen.

Vải thổ cẩm Sapa là nét truyền thống đặc sắc của Việt Nam
Vải thổ cẩm Sapa là nét truyền thống đặc sắc của Việt Nam

Trên đây là toàn bộ thông tin về vải thổ cẩm sapa. Hi vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích cũng như mang đến cái nhìn, hiểu biết sâu sắc hơn về thổ cẩm Sapa! Đừng quên theo dõi Nghereviewer để tiếp tục cật nhập những thông tin văn hóa du lịch Sapa hấp dẫn các bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *